Chương VI: Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài (Đọc thêm)

Chương VI: Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài

Chương VI: Bí ẩn của Mặt Trời, hiện tượng cực quang (Đọc thêm)

Albert Einstein nhà vật lý học người Đức gốc Do Thái ông đã phát triển thành công thuyết tương đối tổng quát đặt nền móng quan trọng cho vật lý lượng tử và khoa học vũ trụ hiện đại ngày nay.

Chương VI: Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài

Chương VI: Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài

Albert Einstein được coi là nhà Vật lý có tầm ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20. Năm 1921, ông nhận giải Nobel Vật lý cho những cống hiến với vật lý lý thuyết và sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện đặt nền móng cho thuyết lượng tử ánh sáng.

Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 tại thị trấn Ulm của thành phố Württemberg nước Đức trong một gia đình gốc Do Thái. Cha của Einstein ông Hermann Einstein là một kỹ sư, một nhân viên bán hàng cùng với anh trai của mình đã thành lập công ty Elektrotechnische Fabrik J. Einstein & Cie có trụ sở tại Munich chuyên sản xuất các thiết bị điện. Mẹ của ông bà Pauline Koch phụ trách công việc nội trợ trong gia đình. Einstein có một người em gái tên Maja kém ông 2 tuổi.

Einstein học trường tiểu học tại Luitpold Gymnasium ở Munich. Ông bị nhầm tưởng là đứa trẻ thiểu năng vì lên 5 tuổi vẫn chưa biết nói, khi đi học ông bị chứng nói lắp, khó đọc và tư duy chậm chạm. Ở trường Einstein thường khiến các giáo viên tức giận vì tật nói lắp và im lặng hồi lâu hoặc trả lời rất chậm các câu hỏi của họ. Ông thường đưa ra các câu hỏi kỳ lạ khiến giáo viên không thể trả lời được, ông học rất kém các môn học thuộc lòng nên thành tích học tập của ông thường đứng cuối lớp. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu Albert Einstein không hề mắc chứng khó đọc hay gặp vấn đề với diễn thuyết vì ông nói thành thạo tiếng Đức và trả lời các vấn đề liên quan một cách lưu loát bằng kiến thức hiểu biết rất rộng của mình.

Tháng 10/1986 Albert Einstein thi đậu vào trường Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich vì thành tích học tập đối với bộ môn toán và vật lý. Einstein sau này từ bỏ quốc tịch Đức và trở thành một công dân Thụy Sĩ vào buổi bình minh của thế kỷ mới (năm 1900).
Trong khi đi học ở Zurich, Einstein cũng gặp người vợ tương lai của mình bà Mileva Maric, một sinh viên vật lí Serbia.
Albert Einstein và Mileva Maric (ảnh chụp năm 1900)
Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Einstein phải đối mặt với những thách thức lớn về việc tìm kiếm việc làm do Ông không được lòng các giáo sư vì tính vô kỉ luật của mình, Ông thường trốn các tiết học lý thuyết của các Giáo sư để tự mình lao vào các phòng thí nghiệm tự nghiên cứu.

Năm 1902 vợ chồng Ông đã có một con gái Lieserl. Cũng trong năm 1902 Ông tìm thấy công việc ổn định sau khi nhận được giấy giới thiệu cho một vị trí nhân viên trong một văn phòng sáng chế Thụy Sĩ với mức lương 3500 frăng Thụy Sỹ một năm.

Có thu nhập ổn định và không còn phải lo lắng về cuộc sống, Anhxtanh bước vào nghiên cứu những vấn đề Ông còn dang dở khi học đại học. Năm 1905 nhiều người coi là một “năm phép lạ” Einstein đã có bốn bài báo được công bố trên Annalen der Physik một trong những tạp chí vật lý nổi tiếng nhất của thời đại, giới thiệu về bốn vấn đề lớn của vật lý học thời bấy giờ: hiệu ứng quang điện, chuyển động Brown, lý thuyết tương đối đặc biệt và mối quan giữa vật chất và năng lượng cơ sở hình thành nên phương trình vật lý nổi tiếng E = mc2.

Tháng 11 năm 1915 Einstein hoàn thành lý thuyết tương đối tổng quát mà ông coi là đỉnh cao của nghiên cứu trong cuộc đời của mình. Ông đã đưa ra giả thuyết hữu hạn vô biên của không gian vũ trụ, tổng kết sự phát triển của thuyết lượng tử, lần đầu tiến hành khám phá ra sóng của lực hấp dẫn được công nhận là đỉnh cao của lý luận vật lý thế kỷ 20. Căn cứ trên phương trình chuyển động của thuyết tương đối Ông đã đưa ra ba dự đoán lớn. Dự đoán của Albert Einstein đã được 2 nhà vật lý thiên văn người Anh Frank Dyson và Arthur Eddington chứng minh, tia sáng bị uốn cong trong trường lực hấp dẫn của mặt trời, không gian là không gian cong, học thuyết mới về lực hấp dẫn hoàn toàn chính xác, khi quan sát hiện tượng Nhật thực năm 1919.

Năm 1921 Einstein nhận giải Nobel Vật lý cho những cống hiến với vật lý lý thuyết và sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện, bởi vì ý tưởng của ông về thuyết tương đối vẫn bị coi là có vấn đề (nó quá khó hiểu vào thời kỳ đó có rất ít người có thể hiểu nổi thuyết tương đối tổng quát của ông), tuy nhiên Einstein vẫn được chọn để nói về thuyết tương đối trong bài phát biểu nhận giải.

Năm 1933 bị phát xít Đức săn lùng và đe dọa tính mạng, Ông đã chuyển đến Viện Cao học tại Princeton bang New Jersey Mỹ và không bao giờ quay trở lại quê hương của mình. Năm 1939, Einstein và nhà vật lý Leo Szilard đã viết thư cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt để cảnh báo về khả năng tạo ra một quả bom nguyên tử của Đức Quốc xã. Mỹ đã khởi động một dự án Manhattan nhằm chế tạo ra một quả bom nguyên tử cho riêng mình, mặc dù không trực tiếp tham gia dự án do sự nghi ngờ của giám đốc FBI về thân thế của Einstein, nhưng Ông cũng gián tiếp góp phần vào việc chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Năm 1935, Einstein được nhập quốc tịch Mỹ.

Năm 1945 sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên ném bom Hiroshima Nhật Bản. Ông là người tiên phong trong vấn đề cấm sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh. Ông và nhà vật lý học Szilard đã thành lập Ủy ban khẩn cấp của các nhà khoa học nguyên tử.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Einstein tiếp tục làm việc với lý thuyết trường thống nhất của ông và các khía cạnh quan trọng của lý thuyết tương đối tổng quát: khả năng du hành thời gian, sự tồn tại của hố đen và sự sáng tạo của vũ trụ. Trong thập kỷ cuối cùng của cuộc đời mình, Einstein luôn thấy mình là một kẻ cô độc trên con đường nghiên cứu vật lý lượng tử. Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton vào buổi sáng ngày 18-4-1955 ở tuổi 76 vì bị chảy máu trong do vỡ động mạch chủ. Trước đó 1 ngày Ông đã từ chối cuộc phẫu thuật, Ông nói:”I want to go when I want”, “It is tasteless to prolong life artificially. I have done my share, it is time to go. I will do it elegantly” (Tôi ra đi khi tôi muốn, phẫu thuật là điều vô vị để kéo dài cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành những gì tôi chia sẻ, đây là thời điểm để ra đi. Tôi sẽ ra đi một cách thanh thản”. Xác của ông được hỏa táng và rải ở một nơi bí mật theo di nguyện cuối cùng của Einstein.
Những giây phút cuối đời trên giường bệnh của Albert Einstein
Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài
Trong lúc khám nghiệm tử thi, Thomas Stoltz Harvey giữ lại bộ não của Einstein. Ông đã gửi các tiêu bản bộ não của Einstein đến nhiều nhà khoa học giải phẫu thần kinh nhưng vẫn chưa tìm ra được bí ẩn.
Chiếc hộp chứa 42 mẩu não của Einstein tại Philadenphia vào năm 2011
Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài
Harvey qua đời năm 2007 ở tuổi 94 và vẫn chưa có cơ hội được chứng kiến những bí mật đằng sau bộ não của của thiên tài Albert Einstein.

Việc xây dựng thành công thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng đã mở ra cho chuyên ngành vật lý một chương mới khám phá sâu hơn rộng hơn về thế giới vật chất, đưa loài người bước sang một trang nhận thức mới. Dự đoán về sóng hấp dẫn (năm 1916) của Albert Einstein đã được các nhà khoa học, vật lý học chứng minh vào sáng ngày 12/2/2016 (giờ Việt Nam) sau đó 100 năm, không ai có thể lý giải nổi tại sao một con người bình thường trong thế kỉ 20 có thể nghĩ ra được những lý thuyết “cực khủng” mà ngày nay vẫn các nhà khoa học, vật lý học vẫn đang áp dụng vào lý thuyết của vật lý hiện đại. Điều này chỉ có thể giải thích bằng việc khẳng định Albert Einstein là nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài.

Thảo luận cho bài: Chương VI: Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài (Đọc thêm)