Chương IV: Động năng là gì? Định lý động năng
Chương IV: Thế năng là gì? lực thế là gì? thế năng của trọng trường, thế năng đàn hồi
Động năng của một vật có khối lượng m là năng lượng có được khi vật chuyển động với vận tốc v. Động năng được xác định bằng biểu thức
Wđ=mv22Wđ=mv22=0,5mv2.
1/ Động năng:
các ví dụ về Động năng
Từ rất xa xưa người Hà Lan thông qua các cối xay gió đã biến năng lượng chuyển động từ gió thành công cơ học để chạy các máy xay đơn giản.
Sử dụng năng lượng từ chuyển động của các dòng không khí (gió) thành công cơ học để bơm nước từ các giếng sâu lên mặt đất.
Năng lượng có được từ chuyển động của các dòng không khí (các cơn gió) làm quay các cánh quạt, chuyển động quay của cánh quạt lại được nối với các tuabin của máy phát điện. Năng lượng từ dòng điện sinh ra được sử dụng trong đời sống hàng ngày như thắp sáng, sạc các loại pin, chạy các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, bếp điện, điều hòa …
Các nhà máy thủy điện chặn dòng chảy của nước, điều khiển dòng chuyển động của nước sinh ra công cơ học để chạy các tubin của máy phát điện.
2/ Biểu thức Động năng, định lý Động năng:
một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc →v1v1→ thì chịu tác dụng của một lực ⃗FF→làm vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Sau khoảng thời gian Δt vật đi được quãng đường là s =>
Công của lực F:
=> A=mv222−mv212A=mv222−mv122
Chọn gốc thế năng tại mặt đất (Wt=0), bỏ qua ma sát => phần biến thiên năng lượng sinh ra do vật chuyển động đã chuyển hóa hoàn toàn thành thành công của ngoại lực tác dụng vào vật =>
Trong thực tế lực ma sát luôn sinh công cản làm động-năng của vật giảm (tiêu hao năng lượng) chính vì lý do này mà mọi vật chuyển động có ma sát nếu không được cung cấp năng lượng bổ xung đều dừng lại sau một khoảng thời gian chuyển động.