Chương III: Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa

Chương III: Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa

Chương III: Nikola Tesla nhà vật lý của những phát minh nổi loạn (Đọc thêm)

Máy biến áp là những thiết bị điện có khả năng thay đổi điện áp trong mạch điện xoay chiều.

1/ Cấu tạo của máy biến áp:

  • Bộ phận chính của máy biến áp là một khung sắt non (có pha silic) gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện lại với nhau để hạn chế dòng điện Fu-cô (Foucalt).
  • Cuộn sơ cấp có N1 vòng dây nối với nguồn phát điện.
  • Cuộn thứ cấp có N2 vòng dây nối với các thiết bị tiêu thụ điện.
Chương III: Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa

Chương III: Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa

Cách vẽ máy biến áp trong mạch điện:
Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa
2/ Nguyên lý hoạt động của máy biến áp:

  • Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và hiện tượng tự cảm.
  • Dòng điện xoay chiều qua cuộn thứ cấp biến thiên => sinh ra từ trường biến thiên (hiện tượng tự cảm).
  • Từ trường biến thiên đi qua khung sắt dịch chuyển sang cuộn thứ cấp => sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp (hiện tượng cảm ứng điện từ)

Ảnh minh họa nguyên tắc hoạt động của máy biến áp
Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa
3/ Công thức máy biến áp:
Tần số dòng điện xoay chiều của cuộn sơ cấp là f
=> từ thông qua cuộn sơ cấp:

Φ1 = N1Φocos(ωt) = N1Φocos(2πf.t)​

=> từ thông qua cuộn thứ cấp:

Φ2 = N2Φocos(ωt) = N2Φocos(2πf.t)​

Suất điện động cảm ứng của cuộn thứ cấp theo định luật Farađay

ec=dΦdtec=−dΦdt

Coi điện trở của dây dẫn là không đáng kể (máy biến áp lý tưởng)

=> e2e1=U2U1=N2N1e2e1=U2U1=N2N1

Trường hợp máy biến áp được nổi với các thiết bị tiệu thụ điện (có tải) (thu được từ thực nghiệm)

U2U1=I1I2=N2N1U2U1=I1I2=N2N1

4/ Bài toán truyền tải điện năng đi xa:

Php càng lớn => năng lượng điện mất đi vô ích càng lớn => gây thiệt hại cho nhà sản xuất điện => các nhà máy điện luôn mong muốn giảm Php
Các phương án giảm công suất hao phí khi truyền tải điện năng
a/ Giảm điện trở r trên dây tải điện:

r=ρlSr=ρlS

– Sử dụng các vật liệu đắt tiền (vàng, bạc) làm dây tải điện (ρ nhỏ)
– Tăng tiết diện S của dây dẫn => dây dẫn trở nên nặng và tốn nhiều vật liệu hơn
=> Phương án giảm công suất hao phí bằng cách giảm r làm tốn thêm nhiều kinh phí hơn.
b/ Tăng giá trị của hệ số công suất cosφ:
– Phương án này cũng phát sinh nhiều tốn kém do phải sử dụng các loại tụ điện đắt tiền ở những nơi tiêu thụ điện năng => không khả thi.
c/ Tăng điện áp truyền tải
– Dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng máy biến áp
Trong thực tế để truyền tải điện năng đi xa, các nhà máy điện tại Việt Nam đã sử dụng các đường dây cao thế (điện thế cao) thông qua việc sử dụng máy tăng áp tại các nhà máy phát điện.
Hình minh họa đường dây tải điện 500kV
Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa
Trong quá trình truyền tải điện đi xa tại nơi tiêu thụ điện sẽ có các chạm biến áp lắp đặt rất nhiều các loại máy biến áp để hạ áp đường dây 500kV thành các điện áp thấp hơn, khi truyền tải đến các hộ gia đình điện áp phù hợp với các thiết bị điện là 220V
Hình minh họa máy biến áp đặt tại trạm biến áp
Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa

Thảo luận cho bài: Chương III: Máy biến áp là gì? cách truyền tải điện năng đi xa