Chương II: Các lực cơ bản, phân tích lực, biểu diễn lực, vẽ lực
I/ Trọng lực
– Điểm đặt: tại vật
– phương: thẳng đứng
– độ lớn: P = mg
– Biểu diễn trọng lực và các lực xuất hiện cùng với trọng lực
1/ Trọng lực và các lực xuất hiện kèm trong mặt phẳng ngang:
a/ Phản lực Q: xuất hiện (theo định luật 3 Newton) do mặt phẳng đỡ tác dụng lại trọng lực.
Điểm đặt của Q: tại vật
Phương: luôn vuông góc với mặt phẳng đỡ
Độ lớn của Q: khi vật nằm cân bằng hoặc chuyển động thẳng đều theo phương ngang
Q = P = mg
b/ Áp lực N: là lực nén của vật lên mặt phẳng giá đỡ
Điểm đặt của N: tại mặt phẳng đỡ
Phương: luôn vuông góc với mặt phẳng đỡ
Độ lớn của N: khi vật nằm cân bằng hoặc chuyển động thẳng đều theo phương ngang
N = Q = P = mg
Đôi khi kí hiệu Q là N (hoặc ngược lại dù thế nào thì bạn cũng phải hiểu bản chất và sự khác biệt giữa phản lực và áp lực)
2/ Trọng lực và các lực xuất hiện kèm trong mặt phẳng nghiêng:
Khi vật nằm cân bằng hoặc trượt lên, trượt xuống đều trên mặt phẳng nghiêng.
N = Q = P2 = Pcosα = mg.cosα
Tại sao lại tính N, Q như trên => xem bài: các kiến thức toán véc tơ cơ bản cho vật lý
3/ Trọng lực và các lực cùng xuất hiện khi treo vật.
Lực căng dây (xuất hiện khi dây căng không dãn)
Điểm đặt: tại vật
Phương chiều: cùng phương, ngược chiều với lực hoặc thành phần lực tác dụng làm căng dây
Độ lớn: Khi vật nằm cân bằng:
T1 = P = mg
T2 = P1 = mgsinα
II/ Lực ma sát trượt
Lực ma sát: xuất hiện khi vật trượt
Điểm đặt của lực Fms: đặt vào vật
Phương: song song với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động
Độ lớn của Fms: tỉ lệ với áp lực N
1/ vật trượt theo phương ngang dưới tác dụng của lực kéo ngang:
2/ vật trượt theo phương ngang dưới tác dụng của lực kéo xiên góc α
N = P – Fksinα
Fms = µ.N = µ.(mg – Fk.sinα)
3/ Vật trượt đều trên mặt phằng nghiêng dưới tác dụng của lực kéo song song với mặt phẳng nghiêng:
a/ Vật trượt lên đều
Fms = µN = µP2 = µmg.cosα
b/ vật trượt xuống đều
Fms = µN = µP2 = µmg.cosα