Chương I: Chuyển động cơ, chất điểm, thời gian, hệ qui chiếu
Chương I: Khái niệm độ dời, quãng đường, vận tốc, gia tốc (Bài 3)
Chuyển động cơ: là sự thay đổi vị trí của vật này so sới vật khác theo thời gian.
1/ Khái niệm chất điểm:
So với kích thước của trái đất (bán kính tính gần đúng là 64000km) các vật chuyển động trên trái đất: các loài động vật, xe, tàu, máy bay, tên lửa … được coi là một chất điểm.
So với quãng đường từ Việt Nam đến Paris các phương tiện chuyển động như máy bay, ô tô, tàu … được coi là chất điểm
So với một chiều dài của Ô tô thì một con kiến được coi là một chất điểm.
ý nghĩa khái niệm chất điểm của vật lý cơ bản:
ngoài chuyển động tiến về phía trước, bản thân vật đó còn có chuyển động lăn của các bánh xe, chuyển động rung lắc nếu đường không phẳng tuyệt đối, nếu xét đến từng chi tiết của vật thì chuyển động trên quá phức tạp không thể tính toán hết được. Tuy nhiên nếu coi vật đó chỉ là 1 điểm (chất điểm) thì ta chỉ quan tâm đến chuyển động thẳng tiến về phía trước của vật khi đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
2/ Khái niệm thời gian:
Lúc đồng hồ chỉ 8h chất điểm đang ở vị trí A => thời điểm 1: t1 = 8h
Lúc đồng hồ chỉ 10h chất điểm đang ở vị tri B => thời điểm 2: t2 = 10h
Thời gian trôi đi trong thực tế: Δt = t2 – t1 = 10h – 8h = 2h
Thời điểm 1 người ta gọi là thời điểm ban đầu (thời điểm bắt đầu xét đến chuyển động của vật) thông thường trong vật lý cơ bản ký hiệu là t0.
Kí hiệu: Δ đọc là Delta là một ký tự thuộc bảng chữ cái Hylạp, nó có ý nghĩa của một phép trừ giữa hai đại lượng nên trong vật lý thường sử dụng ký hiệu này khi một đại lượng được xác định bằng hiệu của hai đại lượng vật lý cùng tính chất khác.
Để đơn giản ta thường chọn gốc thời gian t0 = 0 khi đó Δt = t2 – t0 = t2 – 0 = t2 vì vậy trong các bài toán vật lý để đơn giản ta thường ký hiệu thời gian là t trong quá trình tóm tắt bài toán.
VD: thời gian để vật đi từ A đến B là 2 giờ, tính vận tốc của chuyển động trên biết quãng đường AB dài 100m.
Tóm tắt: t = 2h; s = 100m; tính v = ?
3/ Chuyển động cơ:
Trong chuyển động trên vị trí A được gọi là điểm gốc (điểm mốc) trong hệ trục tọa độ mà ta xét, việc chọn điểm gốc tọa độ là tùy ý giống như chọn gốc thời gian, tuy nhiên để đơn giản trong vật lý cơ bản ta thường chọn gốc tọa độ trùng và gốc thời gian tại cùng một vị trí để thuận lợi cho tính toán.
Đường nối tất cả các điểm mà vật chuyển động qua khi đi từ A đến B gọi là quĩ đạo của vật, đường nối có hình dạng là bất kỳ, hình dạng đường nối càng phức tạp thì quỹ đạo chuyển động của vật càng phức tạp
4/ Hệ quy chiếu:
Bao gồm:
- Một điểm mốc và hệ tọa độ gắn với điểm mốc đó
- Gốc thời gian và một đồng hồ đo thời gian