Cảm thụ văn bản Thánh Gióng

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh  nắm sâu sắc hơn về nội dụng, NT, VB Thánh Gióng

Cảm thụ chí tiết hay, hình ảnh đẹp.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI.

I – NỘI DUNG
* Hoạt động 1:

HS nhắc lại kiến thức đã học

– Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng ở buổi đầu dựng nước

-Sức mạnh tổ tiên thần thánh (ra đời thần kì)

-Sức mạnh tập thể (bà con góp)

-Sức mạnh văn hoá, thiên nhiên, kỹ thuật (tre, sắt…)

1. Tóm tắt VB

2. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng

– Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc

-Thể hiện quan niệm về mơ ước về sức mạnh của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc

3. Nghệ thuật:

Các yếu tố tưởng tượng kì ảo ®tô đậm vẻ phi thường của nhận vật

 

II- LUYỆN TẬP
* Hoạt động 2:

HS đọc bào 4 trao đổi

– Phát biểu

– GV chốt lại

 

Hình ảnh vào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

HS thảo luận

GV định hướng

-Ha đẹp phải có ý nghĩa về nhân dân , hay về nghệ thuật

-Gọi tên (ngắn gọn) được Ha đó và trình bày lý do vì ao thích?

GH viết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS làm việc độc lập, tự viết theo ý mình

Câu 4: (Trang 23 SGK). Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?

+ Vào thời đại Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngàu càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng

+ Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.

+ Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo  quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng

Bài 1: (trang 24)

* Chi tiết : đánh giặc xong Gióng cất bỏ áo giáp sắt bay về trời

– Ý chí phục vụ vô tư không đòi hỏi công anh

– Gióng về trời – về cõi vô biên bất tử. Gióng hoá vào non nước đất trời Văn Lang sống mãi trong lòng nhân dân

* Chi tiết tiếng nói đầu tiên

+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước

b) Hình tượng Gióng, ý thức với đất nước được đặt lên hàng đầu

+ Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường

+ Gióng là hình ảnh của nhân dan lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ (3 năm chẳng nói cười) khi đất nước lâm  nguy  thì sẵn sàng cứu nước đầu tiên.

* Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt, nhổ tre đánh giặc

– Muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại để diêu diệt

– Để đánh thắng giặc chúng ta phải chuẩn bị từ lwng thực vũ khí lại đưa cả những thành tựu văn hoá kỹ thuật (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu

– Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ (hiện đại + thô sơ) của đất nước (lời kêu gọi : Ai có súng)

* Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng

+ Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ mặc của nhân dân sức mạnh dũng sĩ của Giong được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị

+ Nhân dân ta rất yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc

+ Gióng được nhân dân nuôi dưỡng Gióng là con của nhân dân tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân

* Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ

+ Trong truyện cổ người anh hùng thường phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công (Thần trụ trời -Sơn tinh ) Gióng vươn vai thể hiện sự phi thường ấy

+ Sức mạnh cáp bách của việc cứu nước làm thay đổi con người Gióng ® thay đổi tầm vóc dân tộc

Bài 2: Viết đoạn văn trong câu PBCN của em sau khi đọc: “Thánh Gióng”

– Yêu cầu: đoạn văn không quá dài

Cảm nghĩ phải chân thật xác đáng

Nói rõ tại sao lại có cảm nghĩ đó

Thảo luận cho bài: Cảm thụ văn bản Thánh Gióng