Cảm thụ văn bản Con Hổ có nghĩa

Bài 1: So sánh đền ơn của hai con hổ. Nêu ý nghĩa của hai truyện.

* Con hổ thứ nhất: Đền ơn bà đỡ Trần một lần duy nhất (biếu bà 1 cục bạc).

* Con hổ thứ hai: Đền ơn bác tiều mãi mãi.

+ Lúc sống: mang thú rừng đặt ở cửa nhà bác.

+ Lúc bác chết: đến dụi đầu vào quan tài, nhẩy nhót quanh mộ, gầm lên tiễn biệt.

+ Sau khi bác chết: đến ngày giỗ thường mang dê, lợn cho người nhà làm giỗ.

* Ý nghĩa: Ca ngợi lối sống ân nghĩa, luôn biết ơn và đền đáp công ơn người đã giúp mình.

Bài 2: Cả haicon hổ đều cất tiếng gầm khi bày tỏ tâm trạng biết ơn của chúng. Chi tiết NT này gợi cho em suy nghĩ gì?

– Tiếng gầm của con hổ thứ nhất: tiếng gầm đền ơn.

– Tiếng gầm của con hổ thứ hai: Gầm lên tiễn biệt, đau thương.

=> Tiếng gầm là lời chào là cách bày tỏ lòng biết ơn ngôn ngữ của loài hổ.


THAM KHẢO: SOẠN BÀI CON HỔ CON NGHĨA

I. Đọc – hiểu văn bản.

Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn xuôi, đây là loại truyện trung đại Việt nam.

– Có hai đoạn:

+ Đoạn một nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ.

+ Đoạn hai kể về việc con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là nhân hóa. Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.

Câu 3. Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

– Các hành động:

+ Gõ cửa cổng bà đỡ

+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.

+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

– Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

+ Mắc xương, lấy tay móc họng.

+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

+ Tạ ơn một con nai.

+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

– Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào.

– Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.

– Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất.

+ Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết.

+ Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn.

+ Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối.

Thảo luận cho bài: Cảm thụ văn bản Con Hổ có nghĩa