Bài 5: Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận

Bài 5: Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 6: Các phương thức biểu đạt

 

I, Khái niệm đoạn văn.

1, Về nội dung: Đoạn văn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý.

2, Về hình thức: Đoạn văn là phần văn bản:

+ Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

+ Kết thúc là một dấu chấm xuống dòng.

+ Đoạn có một hoặc do nhiều câu liên kết tạo thành.

3, Các câu trong đoạn văn.

  a, Câu mở đoạn: Là câu nêu vấn đề.

  b, Câu khai triển đoạn: Là câu phát triển ý được nêu ở câu mở đoạn.

  c, Câu kết đoạn: Là câu khép lại vấn đề.

  d, Câu chủ đề: Là câu mang ý chính của toàn đoạn. Vị trí của câu chủ đề tùy thuộc vào kết cấu của đoạn.

Ví dụ: Thơ mới là một trào lưu của nền văn học hiện đại (1). Khuynh hướng sáng tác này khởi đầu vào năm 1932, kết thúc năm 1945 (2). Thơ mới đề cao cái tôi cá nhân (3).Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính … là những tác giả tiêu biểu của phong trào thơ mới (4). Thơ mới có đóng góp rất lớn cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (5).
II, Đoạn nghị luận.

1, Khái niệm.

Đoạn văn nghị là một phần của văn bản nghị luận.

Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (Người nghe) một tư tưởng, một quan điểm.

2, Các yếu tố chính trong bài văn nghị luận.

Muốn xây dựng bài văn nghị luận cần phải xác lập các yếu tố:

  a, Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong bài văn nghị luận.

  b, Luận cứ: Là căn cứ để xây dựng luận điểm.

  c, Luận chứng: Là chứng cứ minh họa cho luận cứ, luận điểm.

  d, Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp các luận cứ để dẫn đến luận điểm.

3, Một số cách viết  trong bài văn nghị luận.

a, Đoạn diễn dịch.

a1, Khái niệm: Diễn dịch là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ (Từ ý tổng quát suy ra ý cụ thể).

a2, Ví dụ minh họa.

Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á (1).Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2).Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3). Cũng do tham nhũng, đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện (4).

(Báo Tuổi trẻ, số ngày 05/08/1993)

b, Đoạn quy nạp.

Bài 5: Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận

Bài 5: Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận

b1, Khái niệm.

Quy nạp là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận điểm (Từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung).
b2, Ví dụ minh họa.

Tại Nhật Bản, do tham nhũng Đảng tự do cầm quyền đã mất đa số ghế tại hạ viện (1). Chính phủ Hàn Quốc đã bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2).Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3).Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á (4).

c, Đoạn song hành.

c1, Khái niệm.

Song hành là cách lập luận trình bày ý giữa các câu ngang nhau (Các câu đều là luận cứ).Luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ (Đoạn song hành có câu chủ đề ẩn).
c2, Ví dụ minh họa.

Văn Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác (1).Văn Thạch Lam nhẹ nhàn, tinh tế (2).Văn Nam Cao giàu tính triết lí (3). 

Câu chủ đề ẩn: Phong cách riêng của cấc nhà văn Việt Nam.

d, Đoạn tổng- phân- hợp.

d1, Khái niệm: Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm.Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.

– Mẫu đoạn hỗn hợp liên tục (Gồm có nhiều câu và nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa kết hợp với nhau không theo trật tự).
d2, Ví dụ minh họa 1.

Tiếng Việt chúng ta rất đẹp.Đẹp như thế nào đó là điều khó nói (1). Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2). Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn (3).Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (4). (Phạm Văn Đồng)

 – Mẫu đoạn hỗn hợp gián đoạn.

e, Đoạn móc xích.

e1, Khái niệm.

Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

e2, Ví dụ minh họa.

Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất (1). Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật tiên tiến (2). Muốn sử dụng kĩ thuật tiên tiếnthì phải có văn hóa (3).Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kì cần thiết (4).(Hồ Chí Minh)

III. Kết luận.

 Rèn luyện, viết được đoạn văn hay sẽ viết được bài văn hay.

Thảo luận cho bài: Bài 5: Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận