Bài 3: Câu và thành phần câu

Bài 3: Câu và thành phần câu

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 4: Các phong cách ngôn ngữ

I. KHÁI NIỆM

Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.

Ví dụ:

– Trăng đã lặn (N.C)

– Có nghĩa gì đâu một buổi chiều (X.D)

– Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra khỏi khám.

– Hãy nhớ lấy lời tôi (T.H)

II. CÁC THÀNH PHẦN CÂU

1. Các thành phần chính của câu.

1.1. Chủ ngữ

Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thai,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?

* Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

Ví dụ: Xét VD ở dưới đây, chú ý các từ, cụm từ: Tôi, Chợ Rồng, Cây tre…

Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.

CN: cụm danh từ

1.2. Vị ngữ  thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng  xem hoàng hôn xuống

VN1: cụm đtừ      VN2: cụm đtừ

Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183ồn àođông vuitấp nập.

VN 1: cụm động từ         VN2    VN3        VN4 ->(đều là tính từ)

Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

VN: cụm danh từ

2. Các thành phần phụ trong câu.

2.1. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

Bài 3: Câu và thành phần câu

Bài 3: Câu và thành phần câu

2.2. Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ).Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

VD:

Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)

Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)

Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng  cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ)

2.3. Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

VD:

– Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )

Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)

2.4. Khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

– Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu).

– Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

– Khả năng kết hợp : đứng sau quan hệ từ : về, mà, còn, với, đối với…

VD:

– Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!

3. Các thành phần biệt lập trong câu.

3.1 Thành phần tình thái

– Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

– Từ nhận biết:chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

VD

– Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

3.2 Thành phần cảm thán

– Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

– Từ nhận biết: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

VD:Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

3.3 Thành phần gọi đáp

– Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

– Từ nhận biết:này, thưa, dạ…

VD: Này tên kia, đứng lại ngay cho ta!

Cách nhận biết: Các vị trí xuất hiện:

(phần phụ chú)

phần phụ chú

phần phụ chú ,

3.4 Thành phần phụ chú

Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD:- Việt Nam – một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên – đang cố gắng để thoát nghèo.

–  Anh Sơn (vốn dân Nam bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.

III. PHÂN LOẠI CÂU

1. Theo cấu trúc ngữ pháp.

1.1. Câu đơn:Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)

Vd: Ngày mai, em/ lên đường.

1.2. Câu rút gọn/ tỉnh lược:Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.

Vd: – Ôn thi tốt nghiệp môn Văn có nhiều bài không?

– Nhiều lắm!

1.3 Câu đặc biệt:Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

Vd: – A! Mưa.

      Ối. Đau

1.4. Câu ghép:Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ – Vị)

Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …

Vd– Anh trai là sinh viên còn em là học sinh.

– Trái cây rất tươi và bánh rất ngon .

– Mọi người vỗ tay reo lên: ngày mai cả lớp được đi cắm trại.

Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

Vd: – Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại.

– Nếu em thi đậu đại học thì bố mẹ sẽ thưởng cho em một chiếc xe máy.

– Mặc dù mưa rất to nhưng lớp em vẫn đi học đầy đủ.
1.5. Câu phức là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.
VD: Cái bàn này chân đã gãy
=> Kết cấu c-v làm lòng cốt là; cái bàn này- cn, chân đã gãy- vị ngữ
kết cấu c-v nhỏ làm vị ngữ: chân- chủ ngữ 2, đã gãy-vị ngữ 2 ( kết cấu c-v 2 này bị bao hàm trong kết cấu c-v nòng cốt – Đây là câu phức thành phần vị ngữ vì vị ngữ của câu được cấu tạo bởi một kết cấu c-v

  • Nói về câu phức và câu ghép thì rất nhiều, nhưng có thể phân biệt hai loại câu này dựa vào mối quan hệ giữa các kết cấu c- v ( kết cấu chủ-vị)

2. Theo mục đích phát ngôn

2.1. Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể)

– Mục đích sử dụng: Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc

– Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường ghi dấu chấm (.).

VD:

Hôm qua, trời mưa như trút nước. (kể)

Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. (tả)

Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa.(giới thiệu, nhận định)

2.2 Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi)

– Mục đích sử dụng: Chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến.).

– Dấu hiệu nhận biết:

– Có các từ nghi vấn: có…không, (làm) sao, hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

– Cuối câu có dấu chấm hỏi (?).

VD:

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà? ( hỏi người khác)

– Hình như gương mặt này mình đã từng gặp ở đâu đó rồi? ( tự hỏi mình)

–   Sao bạn học văn giỏi thế? (cảm thán)

2.3. Câu cầu khiến

– Mục đích sử dụng:

Dùng để:

– cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo).

– khẳng định hoặc phủ định .

– bộc lộ tình cảm, cảm xúc

– Dấu hiệu nhận biết:

– Có những từ cầu khiếnnhư :hãy, đừng, chớ, nhé…đi , thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến;

– Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

VD:

– Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm! (khuyên)

– Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. (khuyên)

Học bài thi, sắp thi rồi đấy! (yêu cầu)

– Ngày mai chúng ta đi nộp hồ sơ thi đại học nhé! (đề nghị).

2.3 Câu cảm thán

– Mục đích sử dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết).

Dấu hiệu nhận biết:

– Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,…

– Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

VD:

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

– Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu!

Thảo luận cho bài: Bài 3: Câu và thành phần câu