Bài 12: Vài nét về văn nghị luận

Vài nét về văn nghị luận

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 13: Những kiến thức cơ bản về Nghị luận xã hội

I. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:

Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Căn cứ vào đối tượng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính:

1. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật như một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sửTiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

2. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội – chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường Loại này thường có 3 kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

II. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Mục đích

Vài nét về văn nghị luận

Vài nét về văn nghị luận

– Đều nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết.

– Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hiện.

2. Đặc trưng

Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục.

3. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm

Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí,.. vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục,… Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc “gõ” vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc. Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao.

Thảo luận cho bài: Bài 12: Vài nét về văn nghị luận