Bài 11: Văn bản Văn học

Văn bản Văn học

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Luyện đề thi THPT môn Văn – Bộ đề 1

I. TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

Tiêu chí 1: Văn bản văn học là những văn bản đi sâu khám phá hiện thực khách quan về thế giới chủ quan ( tư tưởng, tình cảm) để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.

Tiêu chí 2: Văn bản văn học được xây dựng bằng hệ thống ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng và tính thẩm mỹ cao. Nó không trần trụi, đơn nghĩa. VBVH thường hàm súc, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng.

Tiêu chí 3: Mỗi VBVH đều thuộc về một thể loại nhất định và tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

II. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

1. Tầng ngôn từ – Từ ngữ âm đến ngữ nghĩa:

– Khi đọc VBVH, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ và cách sử dụng ngữ âm như một phương tiện nghệ thuật.

– VD: Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

2. Tầng hình tượng

– Hình tượng được sáng tạo trong mỗi văn bản văn học thương có những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau do đó hình tượng trong mỗi văn bản đó cũng khác nhau.

-VD: Hình tượng sen; hình tượng mùa thu trong các VBVH khác nhau.

3. Tầng hàm nghĩa

Mỗi VBVH đều phản ánh những khía cạnh khác nhau của cuộc đời, đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của nhà văn nhà thơ về cuộc sống và con người. Nội dung tư tưởng đó chính là tầng hàm nghĩa của VBVH.

– Tinhs đa nghĩa của VBVH phụ thuộc và cả sự tiếp nhận của người đọc.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

1. Nội dung

  1.1. Đề tài

– Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

– Một số VD về đề tài:

+ Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

+ Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

+ Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

+ Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.
 1.2. Chủ đề

– Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Một văn bản có thể có nhiều chủ đề.Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc và khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn, đề tài lại rất hẹp nhưng chủ đề đặt ra lại hết sức lớn lao (chẳng hạn như bài ca dao Hoa sen; bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương).

– Một số VD về chủ đề:

+ Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

+ Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí,… cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải.

+ Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là một trong những văn bản chứa nhiều chủ đề mà chủ đề chính là vấn đề đạo đức của con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn đặt ra nhiều vấn đề khác như: vấn đề người lính trong và sau chiến tranh; vấn đề bi kịch chiến tranh; vấn đề thế nào là một tác phẩm nghệ thuật đích thực?…

 1.3. Tư tưởng của VBVH

– Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.
– VD: Tư tưởng trong “ Tắt đèn” là lên án bọn địa chủ cường hào, quan lại tay sai, bênh vực yêu thương và trân trọng người nông dân bị áp bức bóc lột.

1.4. Cảm hứng nghệ thuật

Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.

2. Hình thức.

  2.1. Ngôn từ

– Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học

– Là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của TPVH.

– Là từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, giọng điệu của nhà văn trong TP.

– Trong VBVH, ngôn từ phải được chọn lọc, biểu cảm, hàm súc và đa nghĩa.

2.2. Kết cấu

– Là việc tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh và có ý nghĩa.

– Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu: Chương, đoạn, hồi, cảnh, phần , khổ.

– Có nhiều kiểu kết cấu: Theo thời gian; theo không gian; vòng tròn khép kín; mở theo dòng tâm lý, theo sự việc…

2.3. Thể loại

– Là những nguyên tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung.

– Các loại cơ bản: Tự sự, trữ tình; kịch.

– Các thể cơ bản: Thơ, truyện; kí; tiểu thuyết; kịch.

Văn bản Văn học

Văn bản Văn học

IV. Ý NGHĨA CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

– Nội dung có giá trị là nội dung có tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới những giá trị chân-thiện- mỹ.

– Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung. Hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn và có tính nghệ thuật cao.

– Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong VBVH. Những tác phẩm ưu tú là những tác phẩm có nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mỹ.

Thảo luận cho bài: Bài 11: Văn bản Văn học