4 Tác giả văn học cần chú ý trong kỳ thi đại học ( Phần 2)
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liêu:
3. NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH(1890-1969)
3.1. Conngười:
NAQ-HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người anh hùng giải phóng dân tộc VN, đồng thời người cũng là một nhà văn hoá
lớn.
lớn.
4 Tác giả văn học cần chú ý trong kỳ thi đại học ( Phần 2)
HCM tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, trong thời kì đầu hđộng CM mang tên NAQ, sinh ngày 19.5.1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Năm1911, HCM ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Tháng 1.1919, Người đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do đến Hội nghị Véc xai (Pháp). Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập ĐCS Pháp. HCM đã tham gia thành lập nhiều tổ chức CM như: VNTNCMĐCH (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông (1925) và chủ toạ hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng Sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập ĐCS VN (3.2.1930). Tháng 2.1941, Người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào CM ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.1945. Sau hơn 30 năm, trải qua nhiều năm tháng hoạt động cách mạng, ngày 2/9/1945 HCM đã đọc bản “TNĐL” tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước VNDCCH. Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên 6.1.1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước VNDCCH. Từ đó Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
Người qua đời ngày 2.9.1969, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc VN và nhân dân thế giới.
Người qua đời ngày 2.9.1969, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc VN và nhân dân thế giới.
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của CTHCM, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn người là “Anh hùng giải phóng dân tộc VN, nhà văn hoá lớn”.
HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong sự nghiệp CM to lớn đó, Người đã để lại 1 di sản đặc biệt cho dân tộc, đó là một sự nghiệp văn chương đồ sộ.
HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong sự nghiệp CM to lớn đó, Người đã để lại 1 di sản đặc biệt cho dân tộc, đó là một sự nghiệp văn chương đồ sộ.
3.2. Những nét lớn về sự nghiệp văn học của HCM.
Trong sự nghiệp lớn lao của HCM có một di sản đbiệt để lại cho dtộc, đó là sự nghiệp vhọc. Người đã để lại cho nhdân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phcách sáng tác. Do đkiện hđộng cmạng những năm ở nước ngoài nên các tphẩm của NAQ-HCM được viết bằng tiếng pháp, hán văn và tiếng Việt, có thể tìm hiểu sự nghiệp vhọc của Người chủ yếu trên 3 lĩnh vực.
a.Văn chính luận.
– Những tác phẩm văn chính luận của HCM được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường lịch sử.
– Những tác phẩm văn chính luận của HCM được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường lịch sử.
– Từ những năm 20 của thế kỷ XX, các bài văn chính luận với bút danh NAQ đăng trên các báo”Người cùng khổ” (leparia), nhân đạo(Lhumanité), “Đời sống thợ thuyền” (la vie ouvriere) đã tác động và ảnh hưởng lớn đến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung. Một trong những tác phẩm lớn đã kết tinh và hội tụ lại tinh thần trên là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
– Năm 1945 “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường bền bỉ của dân tộc đã giành được thắng lợi. Đây là áng văn chính luận hùng hồn tuyên bố quyền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân trong nước và thế giới. “TNĐL” là tác phẩm chính luận có giá trị pháp lý, giá trị lịch sử, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao.
– “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”(1946) và ” không có gì quí hơn độc lập tự do”(1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên các vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông, đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt.
– Trong những năm tháng cuối đời, Ngươì viết bản”Di chúc” thiêng liêng và chan chứa tình cảm. Bản “Di chúc” là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong hướng phát triển của đất nước, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
b.Truyện và ký.
Khoảng từ năm 1922-1925 NAQ có viết một số truyện ngắn và ký bằng tiếng Pháp đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. Các truyện ngắn thường dựa trên một sự kiện, một câu truyện có thật, từ đó Người biết vận dụng, hư cấu để thực hiện dụng ý nghệ thuật của mình .
– Một số tphẩm tiêu biểu là: Pari(1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí(1922); “Vi hành”(1923); “Những trò lố hay là Va ren Phan Bội Châu “(1925)
– Truyện ngắn của NAQ cô động, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mỗi truyện đều có tư tưởng riêng hẫp dẫn, sáng tỏ, ý tưởng thâm thuý, kín đáo chất trí tuệ toả trong hình tượng và phong cách giàu tính hiện đại.
c. Thơ ca:
– Đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của HCM. Với gần 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập”NKTT”(134 bài), “ThơHCM”(86 bài-1967) và”Thơ chữ Hán HCM” (86 bài,1990), HCM đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca VN hiện đại .
– Đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của HCM. Với gần 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập”NKTT”(134 bài), “ThơHCM”(86 bài-1967) và”Thơ chữ Hán HCM” (86 bài,1990), HCM đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca VN hiện đại .
– Tiêu biểu nhất là “NKTT”được viết trong thgian Người bị giam cầm ở nhà tù Quốc dân Đảng tại Quảng Tây-Trung Quốc từ 29.8.1942 đến10.9.1943. Tập thơ “NKTT” trước hết là cuốn nhật ký bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng, đồng thời tố cáo bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của XH Trung Quốc thời Tưởng giới Thạch tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động, những bthơ trong “NKTT” biểu hiện lòng yêu nước thiết tha của những chsĩ csản, chứa đựng những bức hoạ nhân sinh, đạo lý, thể hiện ý chí vượt lên gian khổ để vươn tới tự do. Các bthơ trong “NKTT” vừa đậm đà mầu sắc cổ điển, vừa thể hiện được tinh thần thời đại.
– Ngoài tập “NKTT” HCM còn viết những bài thơ chữ tình độc đáo và những bài thơ mộc mạc, giản dị, để tuyên truyền đường lối CM (Pắc bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc bó, bài ca du kích, ca sợi chỉ…). Đi vào cuộc khchiến chống thdân Pháp, Người đã biểu lộ những nỗi lo lắng về vận mệnh của non sông, tcảm thiết tha, gắn bó với cảnh sắc thnhiên đất nước (cảnh khuya, đi thuyền trên sông đáy, cảnh rừng Việt Bắc) những ca ngợi sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc khchiến và niềm vui thắng lợi (rằm tháng giêng, lên núi,tin thắng trận, đêm thu…)
– Tập “thơ chữ Hán HCM” tập hợp 36 bài thơ chữ Hán viết trong những thời điểm với những đề tài (thu dạ, Nguyên tiêu, Tặng bùi công, Nhị vật, thất cửu…)
3. Phong cách nghệ thuật HCM:
Phong cách nghệ thuật của NAQ-HCM là một phong cách vừa nhất quán, vừa đa dạng. Tính nhất quán thể hiện rõ nhất ở nguyên tắc sáng tác, ở lối viết giản dị ngắn gọn mà linh hoạt, biến hoá, ở khả năng kết hợp nhuần nhị yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, ở khuynh hướng vận động luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai của tư tưởng và hình tượng nghệ thuật. Tính đa dạng phong phú được thể hiện ở bút pháp, nội dung, kết cấu, ngôn từ, thủ pháp nghệ thuật…Ngay trong cùng một đề
tài, thậm chí cùng một tác phẩm, tính đa dạng và phong phú cũng được thể hiện rõ nét.
tài, thậm chí cùng một tác phẩm, tính đa dạng và phong phú cũng được thể hiện rõ nét.
Những tác phẩm của NAQuốc-HCM có phong cách đa dạng và thống nhất kết hợp sâu sắc và nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào, tác phẩm
của Người cũng đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
của Người cũng đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
– Văn chính luận của NAQ-HCM biểu lộ tư duy sắc sảo giầu trí thức văn hoá, gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng hiệu quả những phương thức biểu hiện.
– Trong truyện và ký, ngòi bút NAQ rất chủ động và sáng tạo khi là lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biến sắc sảo thâm thuý và tinh tế. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của NAQ.
– Thơ ca HCM cũng có phong cách đa dạng. Những bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng qua những thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
Nhìn chung, nội dung và hình thức nghệ thuật trong sáng tác của NAQ-HCM luôn vận động linh hoạt theo mục đích sáng tác, đối tượng tác động và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể…
4. Quan điểm sáng tác HCM:
– Sinh thời Chủ Tịch HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ và chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ, nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường XH và thiên nhiên gợi cảnh, cùng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nhạy cảm, Người đã viết được rất nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truyện ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ rất hay. Người có ý thức và am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của người.
– Sinh thời Chủ Tịch HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ và chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ, nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường XH và thiên nhiên gợi cảnh, cùng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nhạy cảm, Người đã viết được rất nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truyện ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ rất hay. Người có ý thức và am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của người.
+ Là nhà CM vĩ đại lại rất yêu văn nghệ, HCM xem văn nghệ là một hđộng tinh thần phphú và phvụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhà văn là chsĩ trên mặt trận vhoá tư tưởng tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ” cảm tưởng đọc”Thiên gia thi” .
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi,sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong“
Chất” thép ” ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh XH tích cực. Quan điểm của HCM là sự tiếp thu kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản.
+ HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương: trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo trí và văn chương. Trước khi cầm bút người xắc định rõ. viết cho ai?( Đối tượng). Viết để làm gì (mục đích) viết cái gì ( nội dung) và viết như thế nào?( hình thức).
Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ các khía cạnh trên liên quan đên nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
+ HCM luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực, phát biểu trong buổi khai mạc phòng triển lãm hội hoạ trong năm đầu sau cách mạng. Người uốn nắn một hướng đi” chất mơ mộng nhiều quá, và cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít” người yêu cầu văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật , hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương” người tốt việc tốt” uốn nắn và phê bình cái xấu bởi tính chân thực chính là cái gốc của văn chương xưa và nay.
– Nhà văn cũng phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm trong sáng hấp dẫn, ngôn ngữ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tọc của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
Xem thêm:
- Tác gia Hồ Chí Minh
- Nét đẹp tâm hồn tác gia Hồ Chí Minh
4. TỐ HỮU
1.Những nét chính về cuộc đời của Tố Hữu:
+ Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh 4/10/1920 quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa thiên Huế ông sinh ra trong một giđình nhà nho nghèo. Từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.
– Tố Hữu giác ngộ CM trong thời kỳ mặt trận dân chủ, trở thành ngừơi lãnh đạo đoàn thanh niên dchủ ở Huế. 8/1945, THữu là chủ tịch uỷ ban khnghĩa ở Huế.
– Sau CMT8 cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong các cơ quan lđạo của Đảng, Nhà nước.
+ Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh 4/10/1920 quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa thiên Huế ông sinh ra trong một giđình nhà nho nghèo. Từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.
– Tố Hữu giác ngộ CM trong thời kỳ mặt trận dân chủ, trở thành ngừơi lãnh đạo đoàn thanh niên dchủ ở Huế. 8/1945, THữu là chủ tịch uỷ ban khnghĩa ở Huế.
– Sau CMT8 cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong các cơ quan lđạo của Đảng, Nhà nước.
-Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chật chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp CM. Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (Đợt một 1996)
2. Con đường thơ của Tố Hữu gắn liền với chặng đường CM dtộc
+Tố Hữu đã đạt được những thành tựu trong chặng đường sáng tác. Ông đã nhận được giải thưởng văn học lớn: Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ VN 1954-1955 ( Tập Việt Bắc); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng HCM về văn học-nghệ thuật ( đợt một 1996);
+ Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy.
a. Tập thơ “từ ấy”(1937-1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động.
Tập thơ gồm ba phần( tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động của Tố Hữu)
-“Máu lửa”: ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đtranh.
-“Xiềng xích”: ghi lại những cuộc đtranh gay go của những người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thdân. Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên cách mạng qua thử thách bộc lộ một tâm hồn yêu đời tha thiết.
-“Giải phóng” : Thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi cách mạng thành công.
b. Tập thơ” Việt bắc” (1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con người kháng chiến, đồng thời phản ánh những gian lao của quân và dân, lòng anh dũng . Sự trưởng thành của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ dã đưa cuộc kháng chiến đến ngày thắng lợi (cá nước, lên Tây bắc, Việt bắc, Bầm ơi, Lượm…)
c. Tập thơ “gió lộng”( 1955-1961): Là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN ở miền bắcvà bộc lộ tình cảm tha thiết với miền nam, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước, tình cảm qutế vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui, THữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của ông cha ( mùa thu tới, ba mươi năm đời ta có Đảng, quê mẹ…).
d. Tập thơ ” Ra trận”(1962-1971) và ” Máu và hoa”( 1972-1977).
Là hai tập thơ ra đời trong thời kỳ cả nước chiến đấu kiên cường, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất con người Việt nam , đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non sông liền một dải.