Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Soạn bài luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ (nâng cao)

Câu 1. 

a. Mua bánh:

Buổi sáng mùa thu, lão Hoa Thuyên cầm nắm bạc dành dụm đi mua thuốc.

• Ngã ba Cổ… Đình Khẩu: không gian pháp trường, thời gian trước bình minh – khoảng năm giờ sáng. Những chi tiết được miêu tả:

  • Trời còn tối và lạnh. Mọi người còn ngủ say!
  • Những người đi trên đường ánh mắt cú vọ ngời lên như người đói lâu ngày.
  • Bao nhiêu người kì dị, đi lại như bóng ma.
  • Tiếng bước chân, tiếng xô đẩy ào ào vì nhiều người tranh mua bánh.

– > Khung cảnh âm thầm ma quái rung rợn, giống như chuẩn bị ăn thịt người.

  • Một người quần áo đen ngòm, mắt sắc như lưỡi dao -> hình ảnh đao phủ quái đản, có dáng dấp thần chết.
  • Tay hắn cầm chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Lão Hoa Thuyên sợ, không dám cầm -> tên đao phủ trao chiếc bánh là trao cái chết nhưng lão Hoa Thuyên nhận nó đầy mừng rỡ và hi vọng.

– > Cách xử tử và cảnh người đi mua bánh là một không gian mê muội thứ nhất.

  • Cuối cùng cũng mua được bánh – > lão Hoa Thuyên sung sướng tin tưởng.

a. Ăn bánh

  • Bánh nướng lên trong quán trà với mùa thơm quái đản.
  • Hoa Thuyên ăn bánh theo quán tính.

– > Hoa Thuyên là bệnh nhân sinh lí.

– > Ông bà Hoa Thuyên thương con, nhưng quá mê muội. Họ đang bị bệnh tinh thần, u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoạn. Căn bệnh thâm canh cố đế, kết đọng từ sự ngu muội truyền kiếp.

Sơ kết: cả gia đình đang bị bệnh. Họ đang ăn thịt, uống máu đồng loại mà không biết nên vừa đáng tôi, vừa đáng thương.

b. Bánh bao tẩm máu Hạ Du – người bị hành hình lúc tờ mờ sáng. Hạ Du là ai?

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Câu 2. Hình tượng Hạ Du.

  • Khi ngồi tù, Hạ Du kiên trì tuyên truyền: thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta – > Đây là người chiến sĩ cách mạng có lập trường kiên định, lí tưởng chiến đấu rõ ràng, vì nhân dân Trung Hoa nghèo khổ. Tâm hồn chiến sĩ ấy thật cao cả.
  • Ra pháp trường, Hạ Du bị biến thành trò “thị chúng” tầm thường vô nghĩa, sự hi sinh cao thưởng của Hạ Du bị biến thành trò cười, để nhiều người hưởng lợi. Thật đau xót và mỉa mai.
  • Dư luận của quần chúng trước cái chết của Hạ Du:
    • Là tên tội phạm không biết con nhà ai.
    • Thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, thằng khốn nạn, thằng giặc.
    • Thằng điên (phép điệp có ý nghĩa nhấn mạnh)

– > Dân chúng ngơ ngác, không ai hiểu Hạ Du, họ chỉ biết lí giải là Hạ Du điên. Họ cũng tin tưởng rằng, thằng Thuyên ăn bánh sẽ lành bệnh. Quán trà là không gian mê muội thứ hai.

– Gia đình Hạ Du

+ Cụ Ba bán đứng đứa cháu, được hai mươi lạng bạc trắng xóa. Mọi người trong quán đề khen cụ Ba khôn.

+ Người mẹ thăm mộ con thì xấu hổ.

– > Người thân trong nhà không ai hiểu Hạ Du.

= > Bi kịch của Hạ Du (Hạ Du >< đại chúng)

Hạ Du chiến đấu cho quần chúng nhưng quần chúng xem Hạ Du là giặc. Nhân dân đáng thương còn Hạ Du thì đáng trách.

Hạ Du là người chiến sĩ cô đơn, một người giác ngộ sớm, là người hùng thức dậy trước bình minh. Anh trở thành hình tượng điên nên không ai thấu hiểu. Từ đó tác giả vạch ra căn bệnh mê muội không hiểu cách mạng của quần chúng, căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng như Hạ Du.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hạ Du bằng bút pháp “hư tả” – nhân vật xuất hiện thông qua nhân vật khác.

Câu 3. Quan hệ giữa cái chết và nội dung ý nghĩa toát ra từ nghệ thuật chơi chữ của nhà văn.

  • Hoa Thuyên chết vì bệnh nan y và sự lạc hậu về khoa học.
  • Hạ Du chết vì bệnh tinh thần mù quáng của nhân dân.

– > Lời cảnh tỉnh về những căn bệnh của xã hội Trung Hoa đương thời.

  • Thuyên nghĩa là lành bệnh nhưng lại chết.
  • Du là ngọc đẹp, ngọc quý nhưng lại bị chôn vùi.

– > Sự vô lí do đâu? Vì những căn bệnh mê muội trên.

– Hoa Thuyền là Hoa lành

– Hạ Du là Hạ Quý

– > Những đứa con trai duy nhất của hai gia đình Hoa – Hạ, là tương là hi vọng của gia đình và đất nước Trung Hoa nhưng vì bệnh tật mà chỉ còn lại nấm mồ. Hoa – Hạ là tên gọi của đất nước Trung Hoa thời cổ (người Trung hoa tự hào mình là người Hoa Hạ) vậy thì hai cái chết ấy cho thấy Trung Hoa sẽ mất hết tương lai. Đó là lời cảnh tỉnh, một tiếng kêu cứu.

Mùa thu có hai cái chết như hai hạt ngọc bị sự ngu muội chôn vùi để mùa đông cùng thao thức chuẩn bị cho một mùa xuân nối kết vòng hoa đồng cảm hiểu biết, để cùng hi vọng một tương lai cách mạng tươi sáng.

Cách viết, nghệ thuật thể hiện ngắn gọn, hàm súc, trí tuệ sâu sắc.

Câu 4. Cảnh viếng mộ của hai người mẹ vào mùa xuân năm sau.

  • Nghĩa địa ngoại thành phía Tây chi làm hai phần bởi con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo.
    • Bên phải, chôn người chết đúng lẽ phải, có một Hoa Thuyên.
    • Bên trái, chôn người chết do sai trái, có mộ Hạ Du.

– > So với mùa thu trước, xã hội Trung Quốc còn phẳng lặng chưa có thay đổi gì, quần chúng chưa biết làm cách mạng.

– Mộ khít dày như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, lại bánh bao, sẽ còn nhiều người chết vì bánh bao – nghĩa là vì ngu muội, để vun đắp cho hạnh phúc cho bọn nhà giàu (phép chiếu ứng nội tại trong nghệ thuật kết cấu của văn chương Trung Hoa). Bọn nhà giàu (như lão Nghĩa mắt cá chép) sẽ được hưởng lợi bởi sự ngu dốt của người nghèo.

– Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa.

– > Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người.

Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. Nhà thơ Tây Ban Nha là An-tô-ni-ô Ma-ca-đô cũng nói: Đầu tiên nào có đường! Cứ đi sẽ thành đường.

  • Mẹ Hạ Du viếng mộ nhưng xấu hổ không dám bước, sau đánh liều bước tới nấm mộ bên trái – > Chứng tỏ bà chưa hiểu con.
  • Nhưng khi nhìn thấy hoa trên mộ thì bà khóc than: Oan con lắm, Du ơi! – > Bà mẹ đã bắt đầu hiểu.
  • Mẹ Hoa Thuyên động lòng trắc ẩn đứng dậy, niềm đồng cảm của người mẹ mất con thúc đẩy bà bước qua bên kia đường mòn -> lòng người sẽ không còn cô đơn chia cắt, trong quần chúng đã bắt đầu có sự đồng cảm và nhận thức về thế giới xung quanh.
  • Cuối cùng là câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ? Hứa hẹn sẽ có câu trả lời, sẽ có sự giác ngộ trong quần chúng.
  • Vòng hoa trên mộ Hạ Du – > đã có người hiểu Hạ Du, đã có quần chúng được giác ngộ và tiếp bước theo con đường của Hạ Du, con đường cách mạng sẽ lạc quan. Vòng hoa cũng là tấm lòng tri ân kính cẩn của nhà văn đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 5. Ý nghĩa nhan đề Thuốc

  • Nghĩa đen: Truyện đề câp đến món thuốc quái đản: bánh bao tẩm máu người để trị bệnh lao (cũng như tất cả các bệnh khác).
  • Nghĩa bóng: Qua việc sử dụng bài thuốc mê tín đó, Lỗ Tấn muốn vạch ra những căn bệnh tinh thần của Trung Quốc lúc bấy giờ, cần có phương pháp, bài thuốc chữa chạy:
    • Căn bệnh u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoan.
    • Căn bệnh mê muội về chính trị của quần chúng.
    • Căn bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng.

Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn nói: Xã hội Trung Quốc là con bệnh trầm trọng. Cần chữa trị nhưng phương thuốc ấy ở đâu? Trung Quốc đang đi tìm.

Thảo luận cho bài: Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn